Ngày 12 tháng 9 năm 2017 vừa qua, tại Trường Đại học KHXH&NV- Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Lễ bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp Đại học Quốc gia cho Nghiên cứu sinh Trần Cao Nguyên, sinh năm 1982, Giảng viên Bộ môn: Lịch Sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Khoa Giáo dục Chính trị.

Tên đề tài luận án: “Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị ở các huyện miền núi từ năm 1996 đến năm 2015”

Chuyên ngành: Lịch Sử Đảng Cộng sản Việt Nam

Hội đồng chấm luận án gồm 07 thành viên

1.      PGS. TS. Ngô Đăng Tri (Chủ tịch Hội đồng)

2.      PGS.TS. Nguyễn Xuân Tú (Phản biện)

3.      PGS.TS. Trần Đức Cường (Phản biện)

4.      PGS.TS. Bùi Đình Phòng (Phản biện)

5.      PGS. TS. Lê Văn Thịnh (Thư ký)

6.      PGS.TS. Vũ Như Khôi (UV)

7.      PGS.TS. Hồ Khang (UV)

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Đỗ Quang Hưng

Kết quả bảo vệ Luận án: Đánh giá của Hội đồng chấm luận án: 06/07 Xuất sắc.

1. Mục đích nghiên cứu của Luận án

Luận án làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị ở các huyện miền núi từ năm 1996 đến năm 2015, từ đó rút ra một số kinh nghiệm có thể vận dụng để thực hiện tốt hơn công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị ở các huyện miền núi trong thời gian tới.

2. Phạm vi nghiên cứu của Luận án

- Về nội dung nghiên cứu: Dưới góc độ Lịch sử Đảng, Luận án tập trung nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An vận dụng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS trong HTCT ở các huyện miền núi từ năm 1996 đến năm 2015, cụ thể:

+ Luận án tập trung vào nghiên cứu đối tượng là cán bộ người DTTS trong HTCT ở địa bàn 10 huyện miền núi Nghệ An (cấp huyện và cấp xã).

+ Luận án tập trung làm rõ quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS trong HTCT ở các huyện miền núi (từ 1996 đến năm 2015).

- Về không gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu ở địa bàn 10 huyện miền núi Nghệ An gồm: cấp huyện và cấp xã (Tương Dương, Quế Phong, Kỳ Sơn, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Con Cuông, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Thanh Chương, Anh Sơn).

- Về thời gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu từ năm 1996 đến năm 2015, qua 04 nhiệm kỳ đại hội của Đảng bộ tỉnh Nghệ An.

3. Đóng góp mới về khoa học của Luận án

- Luận án triển khai thành công sẽ có những đóng góp dưới góc độ Lịch sử Đảng cho lĩnh vực nghiên cứu và xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số - những chủ thể chính trị ở địa phương khu vực miền núi; góp phần tổng kết thực tiễn quá trình Đảng bộ tỉnh Nghệ An vận dụng chủ trương của Trung ương Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS trong HTCT ở các huyện miền núi (1996 – 2015).

Đúc kết một số kinh nghiệm hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Nghệ An về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số trong thống chính trị, có thể vận dụng để thực hiện tốt hơn công tác xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS trong HTCT ở các địa phương miền núi trên cả nước trong thời gian tới.

- Từ kết quả khảo sát thực tiễn về lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS trong HTCT ở các huyện miền núi của Đảng bộ tỉnh Nghệ An trong 20 năm (1996 – 2015), góp thêm một số cơ sở lịch sử để các cấp bộ đảng có thể tham khảo trong quá trình lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân người tộc thiểu số trong hệ thống chính trị ở khu vực miền núi có những điểm tương đồng với tỉnh Nghệ An.

4. Sau đây là một số hình ảnh trong buổi bảo vệ:


NCS trình bày luận án trươc Hội đồng


Dại diện BCN Khoa Giáo dục Chính trị chúc mừng NCS


Bạn bè đồng nghiệp và gia đình chức mừng NCS