Ngày 09/01/2014 vừa qua, Nghiên cứu sinh Mai Phương Ngọc, sinh năm 1984, Giảng viên Khoa Lịch sử đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam Cổ đại và Trung đại, tại Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

 Đề tài luận án:

Cơ cấu kinh tế, xã hội và văn hóa xã Hoằng Lộc (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) thời kỳ trung đại

Người hướng dẫn khoa học: 

PGS.TS. Nguyễn Minh Tường - Khoa Sử học, Học viện KHXH.

 Hội đồng chấm luận án gồm các thành viên:

 

1.      PGS.TS. Nguyễn Văn Nhật, Khoa Sử học, Học viện KHXH, Chủ tịch Hội đồng.

2.      PGS.TS. Hà Mạnh Khoa, Khoa Sử học, Học viện KHXH, Thư ký Hội đồng.

3.      GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, Phản biện 1.

4.     PGS.TS. Nguyễn Minh Đức, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Phản biện 2.

5.      PGS.TS. Vũ Duy Mền, Khoa Sử học, Học viện KHXH, Phản biện 3.

6.      GS.TS. Nguyễn Ngọc Cơ, Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội, Ủy viên Hội đồng.

7.     PGS.TS. Trịnh Vương Hồng , Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Ủy viên Hội đồng.

 Kết quả nghiên cứu và đóng góp mới của luận án:

- Luận án trình bày và phân tích cơ cấu kinh tế của xã Hoằng Lộc trên các lĩnh vực: nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và nghề dạy học.

- Luận án mô tả, đánh giá về cách thức tổ chức xã hội của xã Hoằng Lộc từ bộ máy quản lí làng xã đến kết cấu dân cư dân, các hình thức tổ chức và tập hợp dân trong làng như xóm, giáp, hội, gia đình và dòng họ.

- Luận án phác họa bức tranh về đời sống văn hóa của xã Hoằng Lộc trên các phương diện: cảnh quan, kiến trúc làng xã, sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, giáo dục khoa cử Nho học, văn học, lễ hội... , thông qua đó làm rõ sắc thái chung của một làng quê xứ Thanh điển hình, cũng như những đặc trưng riêng của Hoằng Lộc.

Với các kết quả trên, luận án góp thêm một công trình nghiên cứu về làng xã xứ Thanh, qua đó, góp phần nhìn nhận rõ hơn về những nét chung cũng như tính đa dạng, đặc thù của làng xã Việt Nam truyền thống.

Luận án là công trình đã tập hợp, xử lí, đánh giá một khối lượng tư liệu lớn về một làng quê thuộc khu vực châu thổ sông Mã, mang những giá trị đặc trưng của vùng Bắc Trung Bộ, do vậy, đây là nguồn tài liệu có giá trị quan trọng trong nghiên cứu, giảng dạy lịch sử, văn hóa địa phương. 

 Kết quả nghiên cứu đã được công bố:  

1.      Thái độ của nho sĩ Hoằng Lộc (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) đối với các vương triều quân chủ Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, Tạp chí Khoa học trường Đại học Vinh, tập 41, số 4B, 2012, tr 29-37.

2.      Đình nguyên Hoàng giáp Nguyễn Nhân Thiệm và chuyến đi sứ sang nhà Minh năm 1597, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 3/2013, tr 44-50.

3.      Đóng góp của Nho sĩ xã Hoằng Lộc (Hoằng Hóa, Thanh Hóa)  đối với tiến trình lịch sử dân tộc từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX (Viết chung), Bài tham gia Hội thảo khoa học cán bộ trẻ các trường sư phạm toàn quốc lần thứ 3, Đà Nẵng, 4/2013.

4.      Khái quát về hệ thống văn chỉ huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa (Viết chung), Bài tham gia Hội thảo Quốc gia “Di sản văn hóa và di sản thiên nhiên khu vực Bắc miền Trung: Bảo tồn và phát huy giá trị”, Vinh, 7/2013, tr 384-394.

5.      Vài nét về Làng văn và Làng hộ ở xã Hoằng Lộc (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) thời kì trung đại, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 6/2013, tr.33-41.

6.    Những giá trị lịch sử - văn hóa của Bảng Môn Đình (xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa), Tạp chí Khoa học trường Đại học Vinh, tập 42, số 2B, 2013, tr 51-60.

7.     Hệ thống chợ tại xã Hoằng Lộc (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) trong thời kì Trung đại, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 8/2013, tr 73-80.

8.    Tình hình ruộng đất xã Hoằng Lộc (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) qua địa bạ năm Minh Mệnh 15 (1834), Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia “Nghiên cứu và giảng dạy lịch sử, văn hóa - xã hội”, NXB Khoa học xã hội, 2013.


Một số hình ảnh tại buổi lễ bảo vệ luận án:

 

 

NCS chụp ảnh cùng GVHD và Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện 

 

CBCC khoa Lịch sử chúc mừng Tân tiến sĩ