Ngày 24/12/2013 vừa qua, Nghiên cứu sinh Biện Thị Quỳnh Nga, sinh năm 1984, Giảng viên Khoa Sư phạm Ngữ văn, Trường Đại học Vinh, đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ, Chuyên ngành: Văn học Việt Nam, tại Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Luận án với tên gọi: Hệ thống thể loại truyền thống trong Thơ mới 1932 - 1945
Người hướng dẫn 1: PGS.TS. Phan Trọng Thưởng - Trưởng khoa Văn học, Học viện KHXH.
Người hướng dẫn 2: PGS.TS. Lưu Khánh Thơ - Khoa Văn học, Học viện KHXH.
Hội đồng chấm luận án gồm các thành viên:
1. PGS.TS. Trương Đăng Dung, Khoa Văn học, Học viện KHXH, Chủ tịch Hội đồng.
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Thu, Khoa Văn học, Học viện KHXH, Thư ký Hội đồng.
3. PGS.TS. Phạm Thành Hưng, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội, Phản biện 1.
4. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thiện, Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, Phản biện 2.
5. TS. Chu Văn Sơn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Phản biện 3.
6. PGS.TS. Lý Hoài Thu, Trường Đại học KHXH & NV Hà Nội, Ủy viên Hội đồng.
7. PGS.TS. Trịnh Bá Đĩnh, Khoa Văn học, Học viện KHXH, Ủy viên Hội đồng.
Những nét chính của luận án:
Luận án tập trung nghiên cứu đặc trưng chức năng, nội dung và thi pháp của các thể thơ truyền thống trong Thơ mới 1932 - 1945 với một cái nhìn hệ thống; từ đây xác định vị thế, vai trò, vận mệnh và sức sống của các thể thơ này trong thơ Việt Nam hiện đại.
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần khẳng định con đường đi đến hiện đại của thơ ca dân tộc rõ ràng không phải là con đường tách rời, cắt mạch với truyền thống. Sức mạnh của các yếu tố mang giá trị của truyền thống vẫn có thể tạo nên thành tựu mới nếu biết phát huy và làm mới.
Kết quả của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, giúp cho việc dạy - học văn học trong nhà trường và tiếp nhận Thơ mới, thơ hiện đại được tốt hơn.
Kết quả nghiên cứu đã được công bố:
1. Biện Thị Quỳnh Nga (2007), Vị thế và đặc trưng thi pháp của thể loại lục bát trong Thơ mới 1932 - 1945, Tạp chí Khoa học, Đại học Vinh, Tập XXXVI (2B), tr.29-38.
2. Biện Thị Quỳnh Nga (2009), Thể loại song thất lục bát trong Thơ mới 1932 - 1945, trong sách Một số vấn đề văn học và ngôn ngữ trong nhà trường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.110-121.
3. Biện Thị Quỳnh Nga (2010), Từ thơ hát nói truyền thống đến Thơ mới tám chữ, Tạp chí Khoa học, Đại học Vinh, Tập 39 (1B), tr.33-43.
Biện Thị Quỳnh Nga (2012), Những đặc trưng cơ bản của lục bát Thơ mới 1932 - 1945, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (6), tr.80-91
Sau đây là một số hình ảnh trong buổi lễ:
NCS chụp ảnh cùng hội đồng khoa học
NCS Tập thể cán bộ giảng dạy Khoa Sư phạm Ngữ văn chúc mừng Tân Tiến sĩ