Ngày 22 tháng 6 năm 2016, Khoa Toán-Cơ-Tin, Trường Đại học Tổng hợp Warsaw, Ba Lan đã tổ chức Lễ bảo vệ luận án Tiến sĩ cho Nghiên cứu sinh Cao Thanh Sơn, sinh năm 1978, Giảng viên khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Vinh.

Tên luận án: “Methods for Evaluating Queries to Horn Knowledge Bases in First-Order Logic.(Các phương pháp xử lý truy vấn trên cơ sở tri thức Horn trong logic bậc nhất). (Tải luận văn)

Chuyên ngành:  Khoa học máy tính (Computer sciences).

Hội đồng chấm luận án chính là Hội đồng Khoa học Khoa Toán-Cơ-Tin, Trường Đại học Tổng hợp Warsaw, Ba Lan. Hội đồng gồm 13 thành viên đều là các Giáo sư Tiến sĩ Khoa học, với Chủ tịch là GS. TSKH Mikołaj Bojańczyk.

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TSKH Linh Anh Nguyen (Đại học tổng hợp Warsaw) và TSKH. Joanna Golińska-Pilarek (Đại học tổng hợp Warsaw). Các giáo sư phản biện: GS. TSKH Włodzimierz Drabent (Viện Khoa học Máy tính, Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan + Đại học Linköping, Thụy Điển) và GS. TSKH  Emanuel Kieroński (Đại học tổng hợp Wrocław, Ba Lan).

Kết quả bảo vệ theo đánh giá của Hội đồng bảo vệ luận án: Qua hai vòng bỏ phiếu kín, hội đồng công nhận thông qua buổi bảo vệ và quyết định cấp danh hiệu Tiến sĩ chuyên ngành Khoa học máy tính cho NCS Cao Thanh Sơn. Kết quả hai lần bỏ phiếu đều nhất trí 100%.

Tóm tắt nội dung chính của luận án:

Luận án trình bày mạng truy vấn-truy vấn lồng (query-subquery nets), được sử dụng để phát triển các phương pháp xử lý truy vấn trên cơ sở tri thức Horn với những tính chất như sau: có tính hướng đích và hướng tập, tránh việc xử lý trùng lặp, giảm số lần truy cập vào bộ nhớ thứ cấp và có thể sử dụng nhiều chiến lược tìm kiếm. Dựa vào mạng này, tác giả đã đề xuất một số phương pháp xử lý truy vấn và một số chiến lược tìm kiếm trên các phương pháp đã đưa ra. Đầu tiên, tác giả trình bày phương pháp với tên gọi QSQN. Với phương pháp này, một chương trình logic được chuyển đổi sang một cấu trúc mạng tương ứng, tiếp theo là xác định dữ liệu nào được dịch chuyển trong mạng và xử lý một cách hiệu quả nhất. Phương pháp tiếp theo có tên gọi QSQN-TRE, là một mở rộng của phương pháp QSQN bằng cách khử đệ quy đuôi (tail-recursion elimination). Phương pháp thứ ba, QSQN-rTRE là một mở rộng của QSQN-TRE bằng cách khử đệ quy cho một số trường hợp đặc biệt với mục đích loại bỏ nhiều nhất (nếu có thể) các kết quả trung gian không liên quan đến kết quả truy vấn. Cuối cùng, phương pháp QSQN-STR là một mở rộng của QSQN cho cơ sở tri thức phủ định phân tầng. Tác giả đã chỉ ra rằng các phương pháp QSQN, QSQN-TRE, QSQN-rTRE là đúng đắn, đầy đủ và có độ phức tạp dữ liệu là đa thức (PTIME). Ngoài ra, tác giả cũng đã chứng minh tính đúng đắn và đầy đủ của phương pháp QSQN-STR cho các chương trình logic phủ định phân tầng không có các ký hiệu hàm. Luận án cũng trình bày một số chiến lược tìm kiếm như DAR, DFS, IDFS, IDFS2 trên các phương pháp đã đề xuất. Các kết quả thực nghiệm so sánh giữa các phương pháp đã đề xuất với một số phương pháp nổi tiếng khác như Magic-Sets và QSQR (Query-Subquery Recursive) cho thấy tính hiệu quả của các phương pháp đã trình bày trong luận án.

Các kết quả chính của luận án đã được đăng tải trên một số tạp chí khoa học chuyên ngành, một số chương sách và được báo cáo trong một số hội nghị quốc tế chuyên ngành.

1.      Son Thanh Cao, On the efficiency of query-subquery nets with right/tail-recursion elimination in evaluating queries to Horn knowledge bases, (ICCSAMA'2015), vol. 358 of Advances in Intelligent Systems and Computing, pp. 243-254, Springer, 2015.

            DOI: http://dx.doi.org/10.1007/978-3-319-17996-4_22

2.      Son Thanh Cao, Query-subquery nets with stratified negation, (ICCSAMA'2015), vol. 358 of Advances in Intelligent Systems and Computing, pp. 355-366. Springer, 2015.

            DOI: http://dx.doi.org/10.1007/978-3-319-17996-4_32

3.      Son Thanh Cao, Linh Anh Nguyen, An empirical approach to query-subquery nets with tail-recursion elimination, (ADBIS'2014), vol 312 of Advances in Intelligent Systems and Computing, pp. 109-120, Springer, 2015.

            DOI: http://dx.doi.org/10.1007/978-3-319-10518-5_9

4.      Son Thanh Cao, Linh Anh Nguyen, and Andrzej Szałas, The Web ontology rule language OWL 2 RL+ and its extensions, Transactions on Computational Intelligence, vol. 13, pp. 152-175, 2014.

            DOI: http://dx.doi.org/10.1007/978-3-642-54455-2_7

5.      Son Thanh Cao, Linh Anh Nguyen, and Andrzej Szałas, WORL: a nonmonotonic rule language for the Semantic Web, Vietnam Journal of Computer Science, vol. 1(1), pp. 57-69, 2014.

            DOI: http://dx.doi.org/10.1007/s40595-013-0009-y

6.      Son Thanh Cao and Linh Anh Nguyen, An improved depth-first control strategy for query-subquery nets in evaluating queries to Horn knowledge bases, (ICCSAMA'2014), vol. 282 of Advances in Intelligent Systems and Computing, pp. 281-295, Springer, 2014.

            DOI: http://dx.doi.org/10.1007/978-3-319-06569-4_21

7.      Son Thanh Cao, On the efficiency of query-subquery nets: An experimental point of view, (SoICT'2013), pp. 148-157, ACM, 2013.

            DOI: http://dx.doi.org/10.1145/2542050.2542085

8.      Linh Anh Nguyen and Son Thanh Cao, Query-subquery nets, (ICCCI'2012), vol. 7635 of Lecture Notes in Computer Science, pp. 239-248, Springer, 2012.

            DOI: http://dx.doi.org/10.1007/978-3-642-34630-9_25

9.      Son Thanh Cao, Linh Anh Nguyen, and Andrzej Szałas, On the Web ontology rule language OWL 2 RL, (ICCCI'2011), vol. 6922 of Lecture Notes in Computer Science, pp. 254-264, Springer, 2011.

            DOI: http://dx.doi.org/10.1007/978-3-642-23935-9_25

10. Son Thanh Cao, Linh Anh Nguyen, and Andrzej Szałas, WORL: A Web ontology rule language, (KSE'2011), pp. 32-39, IEEE, 2011.

            DOI: http://dx.doi.org/10.1109/KSE.2011.14

Sau đây là một số hình ảnh trong buổi bảo vệ:


NCS Cao Thanh Sơn đang báo cáo trước hội đồng.

 

NCS Cao Thanh Sơn chụp ảnh lưu niệm với GS hướng dẫn và thành viên hội đồng.

NCS Cao Thanh Sơn chụp chung với các GV Trường Đại học Vinh đến tham dự buổi bảo vệ.