Ngày 2/3/2016 vừa qua, tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Nghiên cứu sinh Đào Thị Minh Châu, sinh năm 1975, là CBGD Khoa Sinh học, Trường Đại học Vinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ sinh học.

Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ ở khu vực Vườn Quốc Gia Pù Mát nhằm đề xuất các giải pháp khai thác và phát triển bền vững”.
Người hướng dẫn khoa học:
            1. PGS. TS. Trần Minh Hợi      
            2. PGS.TS. Trần Huy Thái 
Cơ sở đào tạo: Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
       
Hội đồng chấm luận án gồm 7 thành viên:
            1. GS. TS. Lã Đình Mỡi, Hội Sinh học Việt Nam (Chủ tịch HĐ)
            2. PGS. TS. Trần Thế Bách, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam (Phản biện 1)
            3. PGS. TS. Trần Đình Thắng, Trường ĐH Vinh (Phản biện 2)
            4. PGS. TS. Nguyễn Trung Thành, Đại học Quốc gia Hà Nội (Phản biện 3)
            5. TS. Trần Thị Phương Anh, Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam (Thư ký)
            6. PGS. TS. Nguyễn Khắc Khôi, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam (UV)
            7. TS. Phạm Hương Sơn, Viện ứng dụng công nghệ-Bộ Khoa học và Công nghệ (UV).
    Hội đồng chấm luận án đã tiến hành bỏ phiếu kín với kết quả 7/7 phiếu tán thành, trong đó 6/7 phiếu xếp luận án loại xuất sắc và công nhận cấp bằng Tiến sĩ cho nghiên cứu sinh Đào Thị Minh Châu.

Những đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của luận án:
     Các loài thực vật bậc cao có mạch là Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) ở khu vực VQG Pù Mát được thống kê, lập danh lục theo các nhóm Lâm sản ngoài gỗ, gồm 1508 loài, thuộc 741 chi, 182 họ trong 6 ngành thực vật bậc cao có mạch; bổ sung 245 loài vào danh lục thực vật làm thuốc và 216 loài cây có ích khác vào danh lục các nhóm LSNG của VQG Pù Mát.
     Thành phần hóa học của tinh dầu ba loài trong họ Gừng ở VQG Pù Mát: Etlingera yunnanensis (T.L. Wu & S.J. Chen) R.M. Sm.; Hornstedtia sanhan M. Newman và Siliquamomum tonkinense Baill. được nghiên cứu và công bố.
     Đánh giá về các yếu tố tác động lên tài nguyên LSNG như hiện trạng khai thác, quản lý, buôn bán LSNG, từ đó:

        o Lập danh lục các loài cây LSNG chịu tác động mạnh, bị khai thác cạn kiệt, có nguy cơ khan hiếm và danh lục các loài quí hiếm;

        o Xác định các vấn đề cần khắc phục để đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển bền vững LSNG. 

        o Lựa chọn các loài cây LSNG phù hợp với điều kiện địa phương và có giá trị, có thị trường để phát triển ở Miền tây Nghệ An.


Các công trình công bố có liên quan đến luận án:

    10 công trình, trong đó 01 bài báo KH thuộc danh mục ISI, 03 bài trong các tạp chí KH trong nước, 03 bài trong kỷ yếu các Hội nghị KH trong nước và 03 bài trong các kỷ yếu Hội nghị khoa học nước ngoài.

    Kết quả nghiên cứu của nghiên cứu sinh Đào Thị Minh Châu có nhiều tính mới và hệ thống, đánh giá và khẳng định giá trị to lớn của hệ thực vật và nguồn tài nguyên LSNG ở VQG Pù Mát. 

    Phân tích các vấn đề làm suy giảm tài nguyên LSNG và đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm khai thác, bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên LSNG ở VQG Pù Mát và Miền tây Nghệ An.

Một số hình ảnh trong buổi bảo vệ:

NCS chụp ảnh cùng Hội đồng chấm luận án

Đại diện Ban chủ nhiệm Khao Hóa học cùng đồng nghiệp chúc mừng NCS

Gia đình và bạn bè chúc mừng NCS