Ngày 23/11/2013, nghiên cứu sinh Dương Thị Thanh Thanh, sinh năm 1976, Trưởng Bộ môn Tâm lý học, Khoa Giáo dục, đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ cấp Học viện chuyên ngành Tâm lý học tại Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Luận án với đề tài: “Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học”.
Hội đồng chấm luận án gồm 7 thành viên:
1. GS.TS. Vũ Dũng, Khoa Tâm lý học-Học viện khoa học Xã hội, Chủ tịch Hội đồng
2. GS.TS. Trần Hữu Luyến, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Phản biện 1
3. GS.TS. Trần Thị Minh Đức, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn-Đại học Quốc gia Hà Nội, Phản biện 2
4. PGS.TS. Mạc Văn Trang, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Phản biện 3
5. TS. Nguyễn Thị Mai Lan, Khoa Tâm lý học-Học viện khoa học Xã hội, Thư kí Hội đồng
6. PGS.TS. Lê Thị Thanh Hương, Khoa Tâm lý học-Học viện khoa học Xã hội, Uỷ viên Hội đồng
7. PGS.TS. Nguyễn Hồi Loan, Trường ĐHSP Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn-Đại học Quốc gia Hà Nội, Uỷ viên Hội đồng (vắng mặt)
Luận án được sự hướng dẫn khoa học của: PGS.TS. Nguyễn Xuân Thức, Trưởng khoa Quản lý Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Hội đồng chấm luận án đã tiến hành bỏ phiếu kín với kết quả 6/6 phiếu tán thành và công nhận cấp bằng Tiến sĩ chuyên ngành Tâm lý học chuyên ngành cho nghiên cứu sinh Dương Thị Thanh Thanh.
Sau đây là một số đóng góp của luận án:
Về nghiên cứu lý luận: Luận án đã hệ thống hóa, khái quát hóa lý luận khoa học Tâm lý học về thích ứng, lý luận khoa học Quản lý giáo dục về hoạt động QLDH, vận dụng vào nghiên cứu và thao tác hóa khái niệm thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học để có thể đo nghiệm, phân tích, đánh giá một cách khách quan mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học.
Về nghiên cứu thực tiễn: Trên cơ sở khảo sát thực trạng và thống kê, phân tích, luận án đã làm rõ thực trạng mức độ thích ứng với hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học trên một số mặt biểu hiện, chỉ ra sự khác biệt giới tính, thâm niên quản lý về mức độ thích ứng hoạt động QLDH, đồng thời chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng hoạt động QLDH của hiệu trưởng tiểu học. Luận án khẳng định biện pháp tác động “Cung cấp tri thức về hoạt động QLDH và tổ chức rèn luyện các kỹ năng QLDH” có thể tập huấn để nâng cao mức độ thích ứng hoạt động với hoạt động QLDH của hiệu trưởng đáp ứng yêu cầu mới của hoạt động QLDH ở các trường tiểu học hiện tại và tương lai.
Tới dự buổi lễ bảo vệ luận án, ngoài Hội đồng chấm Luận án, còn có PGS.TS. Nguyễn Bá Minh (Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non, nguyên Trưởng khoa Giáo dục-ĐH Vinh), TS. Nguyễn Ngọc Hiền (Trưởng khoa Giáo dục-Đại học Vinh), các CBGD khoa Giáo dục cùng bạn bè, người thân của NCS Dương Thị Thanh Thanh.
Sau đây là một số hình ảnh trong buổi lễ:
NCS chụp cùng hội đồng chấm luận án
NCS cùng thầy giáo hướng dẫn-PGS.TS Nguyễn Xuân Thức
NCS cùng lãnh đạo khoa và bạn bè đồng nghiệp