Ngày 10 tháng 01 năm 2014 vừa qua, tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Nghiên cứu sinh Hoàng Thị Hải Yến, sinh năm 1979, Giảng viên Bộ môn Lịch sử Thế giới, Khoa Lịch sử đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử thế giới. Luận án với tên gọi:“Quan hệ an ninh - chính trị Nhật Bản - Mỹ (1874 - 1931)”
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đỗ Thanh Bình; PGS.TS. Nguyễn Thị Hạnh
Hội đồng chấm luận án gồm 6 thành viên:
GS.TS. Trần Thị Vinh; PGS.TS. Võ Kim Cương; PGS.TS. Phạm Ngọc Tân; PGS.TS. Nguyễn Ngọc Mão; PGS.TS. Đặng Thanh Toán; PGS.TS. Văn Ngọc Thành.
Kết quả bảo vệ theo đánh giá của Hội đồng chấm luận án: Xuất sắc
Những nội dung chính của luận án:
Chỉ ra các nhân tố tác động đến sự vận động, phát triển của quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ (1874-1931).
Làm rõ những vấn đề cơ bản trong quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ (1874-1931) thông qua việc đi sâu phân tích các sự kiện tiêu biểu: vấn đề Đài Loan (1874), Chiến tranh Trung - Nhật (1894-1895), Chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905), vấn đề Mãn Châu; vấn đề người Nhật nhập cư vào Mỹ; cạnh tranh Nhật - Mỹ trong Hội nghị Washington.
Đưa ra những nhận xét, đánh giá về quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ (1874-1931).
Những đóng góp của luận án:
Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu có hệ thống về quan hệ Nhật - Mỹ trên lĩnh vực an ninh - chính trị giai đoạn 1874-1931, góp phần lấp khoảng trống trong nghiên cứu quan hệ Nhật - Mỹ cuối thời cận đại và đầu thời hiện đại; Bổ sung, cập nhật những tư liệu mới cho giảng dạy, nghiên cứu lịch sử quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ Nhật - Mỹ nói riêng.
Phục dựng lại bức tranh về quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ (1874-1931), chỉ ra những nét đặc thù, dưới tác động của các nhân tố cụ thể.
Luận giải có tính thuyết phục các đặc điểm, vị trí của quan hệ an ninh - chính trị Nhật - Mỹ (1874-1931) trong tổng thể mối quan hệ giữa hai nước suốt tiến trình lịch sử thời cận - hiện đại; chỉ ra được những ảnh hưởng và tác động của mối quan hệ này đối với hai nước và khu vực; rút ra những kinh nghiệm lịch sử hữu ích cho Việt Nam trong thực tiễn hoạt động đối ngoại.
- Kết quả chính của đề tài đã được đăng tải trên :
Tạp chí khoa học Trường Đại học Vinh, số 3B (2008), tr.74 – 80; “Nhật Bản và Việt Nam - Phong trào văn minh hoá cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX”, Nxb Giáo dục Việt Nam (2012), tr.176 – 188;
Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 4 (181) 2013, tr.56 – 66; Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 5 (147) 2013, tr.23 – 32;
Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 8 (161) 2013, tr.67 – 73; “Giảng dạy tiếng Nhật và nghiên cứu Nhật Bản tại Việt Nam: quá khứ - hiện tại và tương lai”;
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc tế lần II, Hà Nội 2013, tr.471 – 477;
Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 10 (187) 2013, tr.56 - 66;
Tạp chí Lịch sử quân sự, số 264 (12/2013), tr.62 - 68;
Đề tài khoa học cấp Trường, Mã số: T2007-07-05;
Đề tài khoa học cấp Trường, Mã số: T2008-07-25.
NCS chụp ảnh cùng Hội đồng chấm luận án