Ngày 20 tháng 8 năm 2017 vừa qua, Trường Đại học Vinh đã tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho nghiên cứu sinh Lê Cảnh Trung sinh năm 1983, Chuyên viên Phòng Đào tạo Sau đại học.

Với đề tài: “Nghiên cứu phổ hấp thụ và phổ tán sắc trong môi trường khí nguyên tử  85Rb khi có mặt hiệu ứng trong suốt cảm ứng điện từ

Chuyên ngành: Quang học

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đinh Xuân Khoa

Hội đồng chấm luận án gồm 7 thành viên Hội đồng

           1.GS.TS. Trần Công Phong ( Chủ tịch Hội đồng)
           2.PGS.TS. Nguyễn Huy Công (Phản biện 1)
           3.PGS.TS. Chu Đình Thúy (Phản biện 2)
           4.PGS.TS. Đào Xuân Hợi (Phản biện 3)
           5.TS. Bùi Đình Thuận (Thư ký)
           6.PGS.TS. Vũ Ngọc Sáu (Ủy viên)
           7.PGS.TS. Lưu Tiến Hưng (Ủy viên)

Kết quả bảo vệ theo đánh giá của Hội đồng chấm luận án: 7/7 thành viên tán thành thông qua

Những đóng góp của luận án:

          Đã lắp ráp thành công hệ tạo hiệu ứng hấp thụ bão hòa và hiệu ứng EIT trong môi trường hỗn hợp đồng vị 85Rb và 87Rb. Hệ thống được tích hợp thêm kỹ thuật giao thoa để đo công tua tán sắc của môi trường cho cả trường hợp bão hòa và trong suốt cảm ứng điện từ.

           Kết quả quan sát thực nghiệm cho thấy sáu vạch phổ hấp thụ bão hòa trong đó có ba dịch chuyển bão hòa chéo. Cùng với sự xuất hiện của hấp thụ bão hòa, công tua tán sắc của môi trường này cũng bị phân tách thành sáu miền “tán sắc thường-dị thường” tuân theo hệ thức Kramer-Kronig. Với trường hợp hiệu ứng EIT, chúng tôi đã quan sát được sự xuất hiện của ba cửa sổ EIT một cách rõ rệt với khoảng cách tương ứng bằng độ tách năng lượng của các mức siêu tinh tế trong trạng thái 5P3/2.

          Ngoài sự khác biệt về số lượng vạch phổ, thì điểm khác biệt giữa phổ hấp thụ bão hòa và phổ EIT là độ rộng, độ sâu và vị trí của các cửa sổ EIT rất nhạy theo các thông số của trường laser điều khiển. Hệ quả là độ dốc của đường cong tán sắc của phổ EIT có thể thay đổi được. Đây là đặc điểm quan trọng cho thấy ưu việt của môi trường EIT so với các môi trường hấp thụ bão hòa trong nhiều ứng dụng thực tiễn: làm chậm vận tốc nhóm, tăng cường phi tuyến Kerr…

          Bằng cách sử dụng lý thuyết bán cổ điển, chúng tôi đã xây dựng mô hình lý thuyết bán thực nghiệm (giải tích) để mô phỏng và giải thích được các kết quả quan sát thực nghiệm. Việc chỉ xây dựng thành công mô hình giải tích sẽ tạo thuận lợi cho các nghiên cứu ứng dụng liên quan đến vật liệu EIT đa cửa sổ: điều khiển vận tốc nhóm đa tần số, xử lý thông tin lượng tử, tạo lưỡng ổn định quang nguyên tử đa kênh.v.v.

           Bên cạnh đó, những kết quả chính của đề tài đã được đăng tải trên tạp chí Khoa học chuyên ngành: Tạp chí Journal of Optical Society of America B; Tạp chí Communications in Physics; Tạp chí Tạp chí Nghiên cứu  KH&CN Quân sự; Tạp chí khoa học trường Đại học Vinh.

        Sau đây là một số hình ảnh trong buổi bảo vệ:

                                                         

                                                NCS trình bày luận án trước Hội đồng  

                                               

                                                GS.TS Đinh Xuân Khoa - Người hướng dẫn khoa học của luận án phát biểu

                                               

                                                NCS chụp ảnh cùng Hội đồng chấm luận án