Ngày 30 tháng 9 năm 2013, Nghiên cứu sinh Nguyễn Hữu Quyết, sinh năm 1979, Giảng viên Khoa Ngoại ngữ đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Chuyên ngành Quan hệ quốc tế (International Relations) và tốt nghiệp tại Viện Nghiên cứu chính sách Quốc gia Nhật Bản (GRIPS).
Luận án với tên gọi: “Vietnam’s ASEAN Strategic Objectives: 1986-2012 Period”
(Mục tiêu Chiến lược của Việt Nam đối với Tổ chức ASEAN: Giai đoạn 1986-2012)
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Takashi Shiraishi (Hiệu trưởng trường GRIPS).
Hội đồng chấm luận án gồm 5 thành viên: GS. TS. Tatsuo Oyama (Chủ tịch Hội đồng), GS. TS. Takashi Shiraishi, GS. TS. Keiichi Tsunekawa, GS. TS. Jun Honna. và PGS. TS. Takeshi Onimaru.
Kết quả bảo vệ theo đánh giá của Hội đồng chấm luận án: Xuất sắc.
- Những nội dung chính của luận án:
1. Phân tích bối cảnh kinh tế chính trị và an ninh trong nước và quốc tế giai đoạn 1986—2012.
2. Nghiên cứu 3 đại chiến lược của Việt Nam đối với Tổ chức ASEAN dựa trên bối cảnh trong nước và quốc tế:
- Mục tiêu Kinh tế: Tầm quan trọng của Tổ chức ASEAN đối với Việt Nam trong việc tạo sức nặng đòn bẩy xúc tiến thương mại và đầu tư giữu Việt Nam với ASEAN và đặc biệt là với các đối tác lớn của ASEAN như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, nhóm con Rồng Châu Á (NICs) và Trung Quốc.
- Mục tiêu An ninh: ASEAN đối với Việt Nam trong việc hoạch định và triển khai chính sách an ninh quốc phòng đa phương và phát triển quan hệ song phương với các nước lớn nhằm giải quyết vấn đề biển Đông vì sự hòa bình, ổn định và phát triển khu vực.
- Mục tiêu Ảnh hưởng: ASEAN đối với Việt Nam trong chiến lược xây dựng vị thế ngoại giao, sức nặng chính trị, kinh tế và an ninh nhằm phát huy ảnh hưởng quốc gia trên trường khu vực và quốc tế.
3. Kiến nghị đối sách của Việt Nam trong tiến trình hội nhập Đông Á nhằm củng cố và phát triển 3 đại chiến lược trên.
- Những đóng góp của luận án:
1. Về mặt lý thuyết:
Nghiên cứu đã chỉ ra những yếu điểm của các trường phái lý thuyết trong quan hệ quốc tế như Chủ nghĩa hiện thực chính trị (realism) và Chủ nghĩa kiến tạo (constructivism) khi nghiên cứu chính sách ngoại giao của Việt Nam.
2. Về mặt thực tiễn:
- Nghiên cứu đã góp phần hệ thống hóa chính sách ngoại giao của Việt Nam trên bình diện kinh tế, chính trị và an ninh từ Đổi mới năm 1986 đến nay; cung cấp bức tranh toàn cảnh về tiến trình hội nhập Đông Á, chính sách ngoại giao của Tổ chức ASEAN và các nước lớn khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
- Những kiến nghị về đối sách sẽ đóng góp tích cực cho hội nhập kinh tế khu vực và thế giới đối với Việt Nam, phát triển vị thế quốc gia, và giải quyết các nguy cơ xung đột an ninh khu vực, đặc biệt là vấn đề biển Đông.
Kết quả nghiên cứu đã được công bố:
- 1 bài báo công bố trên tạp chí quốc tế:
Nguyen Huu Quyet, “The Rise of China and Barriers to East Asian Community Building,” AsiaPacific Issues, 96(2). Honolulu: East-West Center, April 14, 2011, pp. 29—37. ISBN: 962-2-53109-2.
- 4 bài viết được trình bày tại hội thảo quốc tế:
1. Nguyen Huu Quyet, “Recent Development in the South China Sea and Vietnam’s Approaches.” Paper presented at the 2nd International Conference on “The Age of New Asia,” July 13—14, 2013, Tokyo: National Graduate Institute for Policy Studies.
2. Nguyen Huu Quyet, “ASEAN in East Asian Integration: Opportunities and Challenges.” Paper presented at the 11th Annual East-West Center International Graduate Student Conference on the Asia Pacific Region, February 16—18, 2012, Honolulu , Hawaii, USA.
3. Nguyen Huu Quyet, “ASEAN`s Role and Potential in East Asian Integration: Theoretical Approaches Revisited.” Paper was presented at the “6th Asian Political and International Studies Association Congress 2012: Policy and Politics in Changing Asia,” 30 Nov. – 1 Dec., 2012, Hong Kong, PRC.
4. Nguyen Huu Quyet, “The Rise of China and Barriers to East Asian Community Building.” Paper presented at the “10th East-West Center International Conference on the Asia-Pacific Region,” 17-19 February, 2011, Hawaii, Honolulu, USA.
- Một số hình ảnh tại Lễ bảo vệ luận án và Lễ tốt nghiệp
NCS đang trình bày luận án của mình trước Hội đồng
Chụp ảnh lưu niệm cùng người hướng dẫn GS Takashi Shiraishi, Hiệu trưởng trường GRIPS
Các tân tiến sĩ trong Lễ Tốt nghiệp