Ngày 04 tháng 11 năm 2019, tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Nghiên cứu sinh (NCS) Nguyễn Tài Toàn, sinh năm 1981, đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ cấp Học viện, Chuyên ngành Di truyền và chọn giống cây trồng.

 

Tên luận án: Nghiên cứu khai thác nguồn gen cây vừng phục vụ chọn tạo giống vừng năng suất hạt và hàm lượng dầu cao cho vùng đất cát pha ven biển tỉnh Nghệ An

 

Mã số: 9 62 01 11

 

Người hướng dẫn khoa học:    1. GS.TS. Trần Tú Ngà

                                                  2. GS.TS. Vũ Văn Liết

Cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

 

Hội đồng chấm luận án gồm 7 thành viên:

1. GS.TS. Trần Đức Viên                           Chủ tịch Hội đồng

2. PGS.TS. Nguyễn Thị Trâm                   Phản biện 1

3. PGS.TS. Đặng Trọng Lương              Phản biện 2

4. PGS.TS. Lã Tuấn Nghĩa                        Phản biện 3

5. TS. Đoàn Thu Thủy                               Thư ký 

6. PGS.TS. Khuất Hữu Trung                   Ủy viên

7. TS. Vũ Đình Chính                                Ủy viên

 

Kết quả bảo vệ theo đánh giá của Hội đồng chấm Luận án: 7/7 thành viên của Hội đồng chấm Luận án nhất trí thông qua và đề nghị công nhận học vị Tiến sĩ cho NCS.

 

Những đóng góp của Luận án sau đây:

1. Đã thu thập và bảo tồn thành công 56 mẫu giống vừng, trong đó có 46 mẫu giống thu thập trong nước và 10 mẫu giống vừng nhập nội. Các mẫu giống vừng này là nguồn vật liệu phục vụ cho công tác chọn tạo giống theo các mục tiêu khác nhau như chọn giống năng suất và có hàm lượng dầu cao... Bên cạnh đó đã tuyển chọn được 03 mẫu giống là G26, G51 và G53 có tiềm năng năng suất khá với năng suất đạt tương ứng là 8,97, 9,40 và 9,66 g/cây.

2. Đã đánh giá được mức độ đa dạng di truyền của 56 mẫu giống vừng dựa trên đặc điểm hình thái và chỉ thị phân tử SSR và SRAP. Kết quả đánh giá đa dạng di truyền chỉ ra rằng cần thiết phải bảo tồn nguồn gen vừng. Trong chọn giống mới, cần sử dụng nguồn gen thuộc các nhóm di truyền khác nhau nhằm tăng khả năng tạo biến dị tái tổ hợp cho giống tương lai.

3. Đã xác định được các dòng bố là dòng G15 và G53 có khả năng kết hợp chung cao cho năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất. Dòng mẹ G20 (vừng vàng Diễn Châu) và giống V6 có khả năng kết hợp chung cao về các chỉ tiêu số quả/cây và số hạt/quả. Một số tổ hợp lai như V6 x G8, G20 x G51, V6 x G23 và V6 x G15 có khả năng kết hợp riêng cao, phục vụ công tác chọn tạo giống mới có năng suất và hàm lượng dầu cao.

4. Đã sơ bộ xác định được sự di truyền của một số tính trạng như lông trên quả, đặc tính phân cành, số hàng hạt trên quả, số quả trên nách lá được kiểm soát bởi một cặp gen alen theo kiểu trội lặn và ở F2 phân ly theo tỷ lệ 3:1. Đây là những thông tin quan trọng phục vụ chọn lọc kiểu cây thâm canh trong chọn giống vừng.

5. Đã chọn tạo được dòng vừng mới NLV10 có thời gian sinh trưởng trung bình, vụ Xuân 85 - 90 ngày, vụ Hè Thu 80 - 85 ngày. Giống có thân đứng, không phân cành, bộ lá đứng, rụng khi chín, thích hợp trồng thâm canh và trồng dày. Dòng NLV10 có cây cao, nhiều quả trên thân, quả có 4 hàng hạt, hạt có khối lượng lớn (>3,00 g), năng suất biến động từ 11,73 - 12,60 tạ/ha, tương đương với giống vừng V6 và vượt khoảng 25% so với giống vừng VĐ11. Bên cạnh đó, dòng NLV10 có hàm lượng dầu trung bình (44,23%), tỷ lệ Oleic/Linoleic thấp (0,87) và chỉ số Iod cao (112) phù hợp để chế biến dầu cao cấp phục vụ nhu cầu trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Sau đây là một số hình ảnh tại buổi bảo vệ:

 

NCS. Nguyễn Tài Toàn chụp ảnh cùng Hội đồng chấm luận án

NCS. Nguyễn Tài Toàn chụp ảnh cùng tập thể hướng dẫn khoa học

GS.TS. Phạm Văn Cường - Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam chúc mừng

Đồng nghiệp chúc mừng NCS