Ngày 29 tháng 7 năm 2016, tại Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, nghiên cứu sinh Võ Thị Vinh, sinh năm 1977, Giảng viên Khoa Địa lí - Quản lí tài nguyên, Trường Đại học Vinh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ
chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Địa lí.
Đề tài của luận án:
Áp dụng phương pháp đặt và giải
quyết vấn đề trong dạy học Địa lí 12 THPT theo định hướng phát triển năng lực
học sinh.
Hướng dẫn khoa học:
PGS.TS
Đặng Văn Đức (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội)
PGS.TS
Nguyễn Thị Thu Hằng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội)
Hội đồng chấm luận án tiến sĩ gồm 7 thành viên:
1. GS.TS. Nguyễn Viết Thịnh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Chủ tịch)
2. PGS.TS. Nguyễn Trọng Phúc, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Phản
biện 1)
3. PGS.TS. Đào Khang, Trường
Đại học Vinh (Phản biện 2)
4. TS. Nguyễn Phương Liên, Trường ĐHSP – Đại học Thái Nguyên (Phản
biện 3)
5. PGS.TS. Kiều Văn Hoan, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội (Thư ký)
6. TS. Nguyễn Quý Thao, Nhà xuất bản Giáo dục (Ủy viên)
7. TS. Phạm Minh Tâm,Trường Đại học Thủ Đô (Ủy viên)
Luận án đã được 7/7 thành viên hội đồng tán thành thông qua
Những đóng góp của
luận án
- Phân tích ưu thế
và hạn chế của phương pháp đặt và giải quyết vấn đề trong dạy học Địa lí 12
Trung học phổ thông theo định hướng pháp triển năng lực học sinh.
- Đề xuất yêu cầu,
nguyên tắc áp dụng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề trong dạy học Địa lí 12
theo định hướng phát triển năng lực và mô tả chi tiết trong các ví dụ.
- Xác định các năng
lực của học sinh 12, kể cả năng lực chuyên biệt môn địa lí sau khi học các bài
học địa lí bằng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
- Lựa chọn và thiết
kế các bài học bằng phương pháp đặt và giải quyết vấn đề theo định hướng phát
triển năng lực. Hướng thiết kế này được thể hiện qua 5 giáo án minh họa (bài 9,
bài 14, bài 18, bài 27, bài 35 sách giáo khoa Địa lí 12)
- Xây dựng quy
trình tiến hành tổ chức dạy học Địa lí 12 bằng phương pháp đặt và giải quyết
vấn đề theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Thống kê, lựa
chọn và phân loại các dạng tình huống có vấn đề trong nội dung kiến thức Địa lí
12.
- Đánh giá năng lực
giải quyết vấn đề thông qua các tiêu chí cụ thể. Biểu diễn chúng bằng ma trận
đề kiểm tra tương ứng với nội dung bài học thực nghiệm
- Xây dựng thang đo
thông qua hệ thống điểm số đạt được của bài kiểm tra 1 tiết, tiến hành phân
tích các dữ liệu bằng phần mềm excel và các giá trị đo lường về kết quả thực
nghiệm trong bảng Cohen
Các công trình nghiên cứu của Nghiên
cứu sinh đã công bố liên quan đến đề tài của Luận án:
1. Võ Thị Vinh (2008), Sử
dụng phương pháp nêu vấn đề để hình thành mối liên hệ nhân quả địa lí trong
chương II sách giáo khoa địa lí lớp 10, tr86 - 92, số 8/2008, Tạp chí khoa học
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
2. Võ Thị Vinh (2012), Sơ
đồ hóa kiến thức địa lí lớp 12 giúp học sinh ôn tập, tự học có hiệu quả, tr.67-
76, số 4B/2012, Tạp chí khoa học Trường Đại học Vinh.
3. Võ Thị Vinh (2012),
Những lợi thế của môn địa lí ở phổ thông trong việc giáo dục biến đổi khí hậu
tr.74 - 80, số 10/2012, Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
4. Võ Thị Vinh, Nguyễn
Thị Hà Ngân (2013), Phát huy khả năng giải quyết các vấn đề từ thực tế địa
phương thông qua dạy học địa lí lớp 12 THPT, tr.140 - 151, số 8/2013, Tạp chí
khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
5. Võ Thị Vinh (2014) Vận
dụng một số hình thức dạy học địa lí lớp 12 nhằm nâng cao nhận thức về chủ
quyền lãnh thổ quốc gia và vai trò của biển đảo, tr.82- 90, số 2B/2014, Tạp chí khoa học Trường Đại học Vinh.
6. Võ Thị Vinh
(2014), Giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm
môi trường ở các làng nghề của tỉnh Nghệ An, Kỉ yếu Hội nghị Địa lí toàn quốc
lần thứ 8, Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Võ Thị Vinh (2014),
Liên hệ thực tế địa phương tỉnh Nghệ An trong dạy học Địa lí lớp 12 THPT, tr.52
- 61, số 04 (32)/2014, Tạp chí khoa học và giáo dục Trường Đại học Sư phạm -
Đại học Huế.
8. Võ Thị Vinh (2015),
Một số giải pháp giúp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong
dạy học Địa lí 12, Kỉ yếu Hội thảo: “Nâng cao hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng
khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào
tạo”, Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2.
9. Võ Thị Vinh (2015),
Rèn luyện năng lực dạy học cho sinh viên ngành sư phạm Địa lí qua học phần
“Thực hành phương pháp dạy học địa lí” ở Trường Đại học Vinh, Kỉ yếu Hội thảo
quốc gia “Bồi dưỡng năng lực cho các giảng viên các trường sư phạm, Trường Đại
học Sư phạm Đà Nẵng.
Một số hình ảnh tại buổi lễ:
NCS chụp ảnh cùng Hội đồng chấm luận án
NCS chụp ảnh cùng người hướng dẫn khoa học
Bạn bè, đồng nghiệp chúc mừng NCS đã bảo vệ thành công luận án