Ngày 16/10/2015, nghiên cứu sinh Hồ Thị Diệu Ánh, Trưởng Bộ môn Quản trị kinh doanh - Khoa Kinh tế đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
                    * Đề tài luận án: Tự tạo việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An
                    * Thuộc chuyên ngành: Quản trị nhân lực (Kinh tế lao động). Mã số: 62.34.04.04.
                    * Người hướng dẫn luận án: PGS.TS. Trần Xuân Cầu, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
            * Hội đồng chấm luận án: gồm có 7 thành viên:
                                - GS. TS. Phạm Quang Trung, Chủ tịch Hội đồng 
                                - GS. TS. Nguyễn Đình Cử, Phản biện 1
                                - TS. Nguyễn Thị Hải Vân, Phản biện 2
                                - TS. Hoàng Vũ Quang, Phản biện 3
                                - PGS. TS. Vũ Hoàng Ngân, Ủy viên thư ký
                                - TS. Bùi Sĩ Lợi, Ủy viên
                                - PGS.TS. Trần Đình Thao, Ủy viên.
            * Sau khi nghiên cứu sinh trình bày tóm tắt luận án; các thành viên phản biện đánh giá luận án và nghiên cứu sinh trả lời các câu hỏi, vấn đề có liên quan đến luận án, Hội đồng chấm luận án đã họp và bỏ phiếu với 7/7 thành viên Hội đồng nhất trí công nhận Luận án của NCS. Hồ Thị Diệu Ánh đạt yêu cầu và đề nghị Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công nhận trình độ và cấp bằng tiến sĩ cho NCS. Hồ Thị Diệu Ánh
            * Sau đây là tóm tắt những kết quả chính của luận án:

Những đóng góp mới về lý luận và phương pháp:

            (1) Luận án xây dựng mô hình các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tự tạo việc làm của lao động nông thôn theo ba cấp độ khác nhau (cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng). Cách tiếp cận này có thể xem xét đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng đến tự tạo việc làm của lao động nông thôn như: tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, vốn tài chính của bản thân, sức khỏe, được đào tạo nghề (yếu tố thuộc về cá nhân); vốn hộ gia đình, nhà xưởng và đất đai của gia đình, ảnh hưởng những người xung quanh, mối quan hệ của gia đình với cộng đồng (yếu tố thuộc về hộ gia đình); ảnh hưởng các tổ chức đoàn thể, hỗ trợ vốn cộng đồng, chính sách của địa phương, khả năng chia sẽ thông tin (yếu tố thuộc về cộng đồng).
            (2) Luận án đo lường xác suất tự tạo việc làm phi nông nghiệp so với không tự tạo việc làm phi nông nghiệp khi có sự tác động của các nhóm yếu tố bằng mô hình Binary logictics. Từ đó luận án xác định mức độ tác động của các yếu tố đến khả năng tự tạo việc làm phi nông nghiệp.
            (3) Luận án chỉ ra rằng lao động nông thôn chỉ dựa vào vốn tài chính của bản thân để tự tạo việc làm phi nông nghiệp thì khả năng tự tạo việc làm phi nông nghiệp thấp hơn nhiều những lao động nông thôn có sử dụng kết hợp nhiều nguồn vốn khác nhau. Việc lao động nông thôn tiếp cận đa dạng các nguồn vốn tác động mạnh mẽ đến khả năng tự tạo việc làm phi nông nghiệp
            (4) Luận án chứng minh rằng sự hỗ trợ của hàng xóm, bạn bè và họ hàng có tác động lớn đến khả năng tự tạo việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn. Đồng thời khả năng chia sẻ thông tin cũng làm thay đổi khả năng tự tạo việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn. 

Những đề xuất rút ra từ kết quả nghiên cứu:
            1)    Yếu tố thuộc về cá nhân sẽ góp phần làm thay đổi tư duy tự tạo việc làm của lao động nông thôn. Tác động của các yếu tố thuộc về cá nhân (trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, sức khỏe...) sẽ làm thay đổi khả năng tự tạo việc làm phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
            2)     Nâng cao vai trò hộ gia đình, mối quan hệ cộng đồng và dòng họ sẽ góp phần làm thúc đẩy tự tạo việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
            3)     Phát huy các yếu tố cộng đồng bao gồm đổi mới cơ chế chính sách, đa dạng hóa các dịch vụ tài chính, nâng cao khả năng chia sẻ thông tin từ các tổ chức đoàn thể địa phương sẽ tác động mạnh mẽ đến tự tạo việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 

Các kết quả chính của luận án đã được báo cáo trong các hội nghị, hội thảo và đăng tải trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, gồm:
            (1) Hồ Thị Diệu Ánh, Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động tự tạo việc làm của lao động nông thôn Nghệ An, Tạp chí Lao động xã hội, số 486 tháng 9/2014.
            (2) Hồ Thị Diệu Ánh, Tăng cường khả năng tự tạo việc làm của lao động nông thôn,Tạp chí Bảo hiểm xã hội, Số 242 tháng 1/2014 Trang 37-39.
            (3) Ths. Hồ Thị Diệu Ánh, Vấn đề giải quyết việc làm ở tỉnh Nghệ An, Tạp chí Kinh tế dự báo, Số 03 tháng 2/2014, Trang 66-69.
            (4) Ths. Hồ Thị Diệu Ánh, Đổi mới tư duy về tạo việc làm cho lao động nông thôn, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia Tư duy mới về phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới, Tháng 12/2013.
            (5) Ths. Hồ Thị Diệu Ánh, Nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp nông nghiêp Nghệ An để góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, Tạp chí Kinh tế&Phát triển, số chuyên san, tháng 06/2011.
            (6) Ths. Hồ Thị Diệu Ánh, Phát triển làng nghề nhằm tạo việc làm cho lao động nông thôn các huyên miền tây Nghệ An, Tạp chí Kinh tế&Phát triển, số 167, tháng 04/2011.
 

Sau đây là một số hình ảnh tại buổi lễ bảo vệ luận án tiến sĩ của NCS Hồ Thị Diệu Ánh:

NCS chụp ảnh lưu niệm cùng Hội đồng chấm luận án

Đại diện BCN khoa Kinh tế cùng các đồng nhiệp chúc mừng NCS


Gia đình và bạn bè chúc mừng tân Tiến sĩ