Ngày 04/6/2015, Nghiên cứu sinh Ngô Thị Quỳnh Nga, sinh năm 1983, Giảng viên Khoa Sư phạm Ngữ văn, trường Đại học Vinh đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ, Chuyên ngành: Văn học Việt Nam, tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

        Đề tài Luận án: 
                                         Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 viết về chiến tranh
            Hướng dẫn 1: PGS.TS. Tôn Phương Lan - Viện Văn học
            Hướng dẫn 2: PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp - Viện Văn học

Hội đồng chấm luận án gồm các thành viên:
1.      PGS.TS. Phan Trọng Thưởng, Khoa Văn học, Học viện KHXH, Chủ tịch Hội đồng.
2.      PGS.TS. Lưu Khánh Thơ, Viện Văn học, Thư ký Hội đồng.
3.      PGS.TS. Mai Thị Hương, Khoa Văn học, Học viện KHXH, Phản biện 1.
4.      GS.TS. Trần Đình Sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Phản biện 2.
5.      PGS.TS. Trần Khánh Thành, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Phản biện 3.
6.      PGS.TS. Phạm Thành Hưng, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội, Ủy viên Hội đồng
7.      PGS.TS. Ngô Văn Giá, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, Ủy viên Hội đồng.
 

Những đóng góp mới của luận án:
       Đặt tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 viết về chiến tranh trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại nói chung và tiểu thuyết viết về chiến tranh nói riêng, luận án vừa cho thấy sự kế thừa thành tựu của tiểu thuyết sử thi truyền thống, vừa khẳng định đổi mới như một tất yếu trước yêu cầu của bạn đọc, của người viết và của chính đời sống thể loại.
Luận án tập trung làm rõ đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 viết về chiến tranh trên các phương diện: đổi mới trong quan niệm về hiện thực, sự đa dạng trong cách nhìn và cách lý giải về bản chất cuộc chiến tranh Việt Nam, sự quan tâm đến vấn đề thân phận con người. Bên cạnh đó, luận án cũng cho thấy những cách tân nghệ thuật trên  phương diện kết cấu, trong việc đa dạng hóa các bút pháp, thủ pháp cùng những đổi mới trong giọng điệu và ngôn ngữ. 
Kết quả của luận án đã làm rõ diện mạo của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 viết về chiến tranh, góp thêm tiếng nói khẳng định thành tựu của văn học đổi mới, đồng thời cho thấy được quy luật vận động và phát triển của văn học sau chiến tranh, trong bối cảnh hội nhập và giao lưu văn hóa hiện nay.

Kết quả nghiên cứu đã được công bố:  
        1. Ngô Thị Quỳnh Nga, Ngô Thái Lễ (2013), Vấn đề tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 viết về chiến tranh, Tạp chí Khoa học, Đại học Vinh, tập 42, số 3B.
        2. Ngô Thị Quỳnh Nga (2013), Nhân vật phía bên kia chiến tuyến trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 viết về chiến tranh, Tạp chí Khoa học, Đại học Vinh, tập 42, số 4B.
        3. Ngô Thị Quỳnh Nga (2014), Cái nhìn mới về hiện thực chiến tranh trong tiểu thuyết Cát trọc đầu của Nguyễn Quang Vinh, Tạp chí Khoa học, Đại học Vinh, Tập 43, số 2B.
        4. Ngô Thị Quỳnh Nga (2014), Bút pháp trữ tình trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 viết về chiến tranh, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, Học viện Khoa học Xã hội, số 8. 
        5. Ngô Thị Quỳnh Nga (2014), “Quan niệm mới về hiện thực chiến tranh trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975”, in trong sách Văn học và ngôn ngữ những góc nhìn mới (in chung), Nxb Đại học Vinh.
        6. Ngô Thị Quỳnh Nga (2015), Hiện thực chiến tranh trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 - từ cái nhìn của kẻ chiến bại, Tạp chí Nhân lực khoa học xã hội, Học viện Khoa học Xã hội, số 4.
        7. Ngô Thị Quỳnh Nga (2014), “Những đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỉ XXI viết về chiến tranh”, Đề tài Khoa học công nghệ cấp trường, Trường Đại học Vinh (chủ nhiệm đề tài), Mã số: T2014-64.

Sau đây là một số hình ảnh trong buổi lễ:

NCS chụp ảnh cùng Hội đồng chấm luận án

Lãnh đạo Học viện khoa học xã hội chúc mừng NCS


Đồng nghiệp, gia đình và bạn bè chúc mừng NCS