Ngày 27 tháng 6 năm 2015 vừa qua, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức lễ bảo vệ luận án tiến sĩ cho NCS Nguyễn Hoài Nam, sinh năm 1981, Giảng viên Khoa Kinh tế.
Luận án tiến sĩ với đề tài:"Chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân - Nghiên cứu tại một số tỉnh Bắc Trung bộ"
Mã số: 62340410
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý), , với đề tài
Người hướng dẫn: GS.TS. Mai Ngọc Cường, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Hội đồng chấm luận án gồm các thành viên:
1. GS.TSKH. Lê Du Phong, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Chủ tịch hội đồng.
2. GS.TS. Nguyễn Đình Cử, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Phản biện 1.
3. TS. La Hải Anh, Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam, Phản biện 2.
4. PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Hương, Bộ Lao động TB&XH, Phản biện 3.
5. TS. Bùi Thị Hồng Việt, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Ủy viên thư ký.
6. TS. Bùi Sỹ Lợi, Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Ủy viên hội đồng.
7. PGS.TS. Lê Xuân Bá, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Ủy viên hội đồng.
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án:
Qua tài liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập từ 386 hộ nông dân, 143 cán bộ quản lý nhà nước các cấp và 09 đối tượng phỏng vấn sâu tại ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, luận án đã làm rõ những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn chế; khuyến nghị các phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân tại các tỉnh Bắc Trung bộ thời gian tới. Những kết quả nổi bật là:
1. Đã chỉ ra việc tiếp cận chính sách việc làm của các đối tượng còn hạn hẹp; chính sách đào tạo nghề chưa thật gắn với khu vực nông thôn; chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm chưa chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp nông thôn; thu nhập bình quân khẩu của hộ không có lao động di cư thấp hơn so với hộ có lao động di cư; thu nhập bình quân khẩu của chủ hộ lớn tuổi (trên 45 tuổi) thấp hơn so với chủ hộ trẻ (dưới 45 tuổi).
2. Phân tích hồi quy kết quả điều tra trên địa bàn của luận án chỉ rõ, quy mô lao động, tỷ lệ nguồn thu từ hoạt động phi nông nghiệp, trình độ đào tạo của chủ hộ đã có tác động tích cực đối với việc tăng thu nhập bình quân của nhân khẩu; song tác động của yếu tố tín dụng và KHCN trên địa bàn là chưa cao.
3. Luận án đề xuất trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung bộ: 1) Chính sách hỗ trợ học nghề phải gắn với giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, với xóa đói giảm nghèo; 2) Chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp phải khắc phục được sự chênh lệch thu nhập bình quân khẩu giữa hộ có lao động di cư và hộ không có lao động di cư, giữa các chủ hộ cao tuổi với chủ hộ trẻ, giữa các hộ hoạt động ở các ngành nghề sản xuất khác nhau; 3) Để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đầu tư tài chính cần tập trung cho những ngành nghề có thế mạnh là sản xuất và chế biến nông sản; 4) Chính sách hỗ trợ đất đai cho sản xuất nông nghiệp gắn với việc tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản; 5) Bên cạnh đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo, chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm cần chú ý hỗ trợ doanh nghiệp nông thôn để tạo ra nhiều chỗ làm việc mới.
Danh mục các công trình đã công bố
1. Mai Ngọc Anh, Hồ Đức Phớc, Nguyễn Hoài Nam, Đánh giá các yếu tố tác động đến thu nhập nội sinh của hộ gia đình thuộc nông thôn tại một số tỉnh Bắc Trung Bộ, Tạp chí Kinh tế và phát triển, Số 209 (II), tháng 11/2014, tr63-68.
2. Nguyen Hoai Nam, Nguyen Cong Nhat, Social Policies to Urban – Rural Emigration Korean Experience and Lessons for Vietnam, International Journal of Business and Social Science ISSN 2219-1933 (Print), 2219-6021 (Online), Vol. 5 No. 2; February 2014.
3. Nguyen Hoai Nam, Nguyen Cong Thanh, Theimpact of rural migration to rural household's income the studies in north central province, Viet Nam; International Journal of Current Research; ISN:0975-883X, October 2013.
4. Nguyễn Hoài Nam, Chính sách việc làm ở Việt Nam - Thực trạng và khuyến nghị, Tạp chí Khoa học trường Đại học Vinh, Số 2B, 2013, tr43-50).
5. Nguyễn Hoài Nam, Tác động của di dân đến nông thôn một số tỉnh Bắc trung Bộ, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 419, tháng 04/2013, tr70-77.
6. Nguyễn Hoài Nam, Một số vấn đề xã hội nảy sinh tại khu vực nông thôn trong bối cảnh di dân nông thôn - thành thị ở Việt Nam hiện nay, Thực trạng và khuyến nghị, Hội thảo Quốc tế, tháng 12 năm 2012, tr216-237.
7. Nguyễn Hoài Nam, Mai Ngọc Cường, Việc làm cho làm động nông thôn Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 407, tháng 04/2012, trang 50-56.
8. Nguyễn Hoài Nam, Nguyễn Thị Hạnh Duyên, Nghèo đói ở nông thôn các huyện miền tây Nghệ An; Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 176, tháng 02/2012, tr71-75.
9. Nguyễn Hoài Nam, Những vấn đề xã hội bức xúc ở nông thôn các huyện miền tây Nghệ An, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 167, tháng 05/2011, tr13-17.
10. Nguyễn Hoài Nam, Thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Nghệ An, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số tháng 02/2011, tr 60-63.
11. Nguyễn Hoài Nam, Giải pháp nâng cao nguồn cung ứng lao động qua đào tạo trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Nghệ An, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 10/2010, tr36-40.
Một số hình ảnh buổi bảo vệ:
NCS chụp ảnh lưu niệm với hội đồng
NCS chụp ảnh cùng người hướng dẫn, GS.TS. Mai Ngọc Cường
Đai điện lãnh đạo khoa cùng đồng nghiệp chúc mừng tân tiến sĩ Nguyễn Hoài Nam