Ngày 27 tháng 11 năm 2015, tại Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Lễ bảo vệ Luận án Tiến sĩ cho Nghiên cứu sinh Trần Thị Tuyến, sinh năm 1982, Giảng viên Bộ môn: Quản lí tài nguyên, Khoa Địa lí - Quản lí tài nguyên, Trường Đại học Vinh.

Luận án với đề tài:

"Nghiên cứu cảnh quan cho định hướng không gian phát triển nông lâm nghiệp huyện miền núi Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An"

           Hội đồng chấm luận án gồm có 7 thành viên:

    1. GS. TS. Trương Quang Hải, Viện Việt Nam học và KHPT, Đại học Quốc gia (Chủ tịch HĐ)

    2. GS. TSKH. Phạm Hoàng Hải, Viện Địa lý, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam (Phản biện 1)

    3. PGS. TS. Đặng Duy Lợi, Trường ĐHSP Hà Nội (Phản biện 2)

    4. PGS. TS. Lê Văn Thăng, Viện Tài nguyên và Môi trường, Đại học Huế (Phản biện 3)

    5. PGS.TS. Đinh Thị Bảo Hoa, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia (Thư ký)

    6. PGS. TS. Phạm Quang Tuấn, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN (Ủy viên)

    7. PGS. TS. Lại Vĩnh Cẩm, Viện Địa lý, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam (Ủy viên)

            Người hướng dẫn khoa học:

    1. GS.TS. Nguyễn Cao Huần, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

    2. PGS.TS. Nguyễn An Thịnh, Trung tâm nghiên cứu biến đổi toàn cầu, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường.

            Hội đồng chấm luận án đã tiến hành bỏ phiếu kín với kết quả 7/7 phiếu tán thành, trong đó 6/7 phiếu xếp luận án loại xuất sắc và công nhận cấp bằng Tiến sĩ cho nghiên cứu sinh Trần Thị Tuyến.

              Một số đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn của luận án:

        1. Luận án đã góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ sở cảnh quan cho phát triển nông lâm nghiệp bền vững khu vực miền núi, khả năng ứng dụng trong thực tiễn sản xuất nông lâm nghiệp bằng các mô hình hệ KTST theo tiếp cận sinh thái cảnh quan và tiếp cận nhân sinh – văn hóa.

        2. Hướng nghiên cứu của luận án (NCCQ) là hướng nghiên cứu Địa lý tự nhiên tổng hợp, có tính ứng dụng cao, có thể áp dụng tốt cho nghiên cứu lãnh thổ miền núi nước ta, tạo ra sự hài hòa giữa các yêu cầu về phát triển và bảo tồn CQMN, bao gồm các tiêu chí: giữ gìn Cảnh quan tự nhiên, bảo tồn không gian văn hóa giàu bản sắc dân tộc, tạo lập nền kinh tế chất lượng.

        3. Làm rõ được tính đặc thù trong cấu trúc và phân hóa cảnh quan huyện miền núi Quỳ Châu (tỉ lệ 1: 50.000) và khu vực nghiên cứu điểm (case study area) (cụm xã Châu Hạnh - thị trấn Tân Lạc, tỉ lệ 1:10.000), mức độ biến đổi nhân sinh và diễn thế cảnh quan, tạo cơ sở khoa học cho định hướng không gian phát triển nông lâm nghiệp.

        4. Xác định được các không gian ưu tiên phát triển nông lâm nghiệp và một số mô hình hệ Kinh tế sinh thái tiêu biểu cho các Tiểu vùng cảnh quan và khu vực nghiên cứu điểm dựa trên tích hợp các kết quả nghiên cứu, đánh giá cảnh quan, phân tích hiện trạng sử dụng lãnh thổ và tri thức bản địa của cộng đồng địa phương. 

            Bên cạnh đó, những kết quả chính của luận án đã được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành (Trường Đại học Vinh, Trường ĐHSPHN, ĐHQGHN) và kỷ yếu hội thảo ở trong nước (11 bài báo).

            Kết quả nghiên cứu của nghiên cứu sinh Trần Thị Tuyến sẽ góp phần khẳng định giá trị của Khoa học cảnh quan trong định hướng không gian sản xuất, sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT. Đồng thời, nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành Địa lí, Quản lí tài nguyên và Môi trường của trường Đại học Vinh, bổ sung nguồn cán bộ chất lượng cao cho Nhà trường.

            Sau đây là một số hình ảnh trong buổi lễ:


NCS chụp ảnh cùng Hội đồng chấm luận án


Đại diện BCN Khoa Địa lý - QLTN và đồng nghiệp chúc mừng NCS


Gia đình và bạn bè chúc mừng NCS